8 Dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe cần cảnh giác ngay
Suy thận bệnh diễn biến âm thầm cảnh báo nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh thậm chí có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết cơ thể đang gặp vấn đề về thận? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe làm tăng nguy cơ suy thận cao. Hãy cùng theo dõi nhé!
Thận bệnh diễn biến âm thầm chỉ khi trở nặng hoặc khi đã xảy ra biến chứng
Tìm hiểu về bệnh thận
Thận cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người vì thế khi rối loạn chức năng thận sẽ kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Trong đó suy thận là một trong những dấu hiệu bệnh thận nguy hiểm nhất thường xảy ra khi chức năng của thận bị suy giảm. Bệnh sẽ khiến chất thải trong máu không thể đào thải ra bên ngoài, hiện nay bệnh được chia thành 2 trường hợp:
- Suy thận mạn tính: bệnh kéo dài nhiều ngày và khó có thể chấm dứt hoàn toàn triệu chứng bệnh. Bệnh sẽ được ngăn ngừa và điều trị nếu được phát hiện ra từ giai đoạn đầu tiên.
- Suy thận cấp tính: Chức năng của thận giảm nhanh chóng, cần được chữa trị ngay với các phương pháp tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh trong đó bao gồm cả chạy thận nhân tạo.
Tham khảo|| Đàn ông, phụ nữ có nên mặc quần lót khi ngủ không?
Tổng hợp 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe đừng chủ quan
Đau lưng
Đau lưng ở vùng xương chậu hoặc xương hông nhưng cũng có người sẽ bị đau ở vùng lưng cạnh sát sườn thận đều là cảnh báo sớm của suy thận ở giai đoạn đầu mà người bệnh cần lưu tâm.
Ngứa
Một trong những dấu hiệu thận có vấn đề phổ biến nhất phải kể tới tình trạng ngứa ngáy, phát ban. Bình thường trong cơ thể thận là cơ quan có nhiệm vụ loại bỏ chất cặn bã ra khỏi máu, nếu máu có tích tụ chất thải sẽ gây suy thận. Chính vì thế khi gặp các triệu chứng ngoài da này bạn cần theo dõi bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy biểu hiện bất thường xảy ra.
Ngứa, phát ban dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc suy thận
Ăn không thấy ngon miệng kèm theo hơi thở có mùi
Chất thải ứ đọng không thể lọc ra khỏi cơ thể và tích trữ trong máu gây tình trạng hôi miệng, thi thoảng hơi thở sẽ có mùi giống với amoniac. Hơi thở khác thường này sẽ gây nhiều khó chịu trong giao tiếp đồng thời người bệnh cũng mất dần đi cảm giác cảm nhận thức ăn, ăn không ngon miệng.
Cơ thể ớn lạnh
Ớn lành là một trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe bạn cần đặc biệt chú ý. Bệnh suy thận do thiếu máu khiến cơ thể bệnh nhân luôn cảm thấy ớn lạnh ngay cả vào những ngày nhiệt độ cao, thời tiết nóng nực.
Phù nề chân tay
Chân tay sưng to là những dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề vì khi thận hư khiến lượng chất thải trong cơ thể không kịp bài tiết. Đây cũng chính là tác nhân dẫn đến tình trạng phù nề chân tay. Ngoài chân, cổ chân, tay thì người bệnh có thể phù nề ở mặt khiến mặt tự nhiên sưng tròn hơn.
Phù nề chân tay, cổ chân hoặc phù nề mặt đều là dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân bị thận
Tham khảo: Top 12 Rượu tăng cường sinh lý nam không sợ hại
Biểu hiện bất thường khi đi tiểu
Suy giảm chức năng thận thường kèm theo sự thay đổi về tiểu tiện và nó cũng là dấu hiệu cảnh báo suy thận mà ít ai ngờ tới, cụ thể:
- Tần suất đi tiểu nhiều lần hơn nhất là về đêm
- Mỗi lần tiểu nước tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường. Màu sắc nước tiểu thay đổi đậm hoặc nhạt hơn, thấy bọt xuất hiện trong nước tiểu.
- Tiểu khó, buồn tiểu nhưng không thể tiểu.
- Vài trường hợp sẽ có máu lẫn trong nước tiểu.
Chóng mặt, giảm trí nhớ, mệt mỏi
Thận sẽ đóng vai trò sản xuất hormone erythropoietin, đây là hormone giúp tạo nên các tế bào máu chứa oxy cung cấp cho cơ quan trong cơ thể. Do đó, khi thận gặp vấn đề sẽ đồng nghĩa với tình trạng thiếu hụt máu lâu ngày dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, trí nhớ suy giảm….
Khó thở
Khó thở là 1 trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe cuối cùng mà bất cứ ai cũng cần chú ý. Suy thận bệnh sẽ làm cơ thể mất đi chức năng lọc chất thải ra khỏi máu, nhiều lần như thế sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu.
Việc này sẽ khiến dịch trong cơ thể bị ứ đọng, làm suy giảm chức năng phổi. Hơn nữa hồng cầu không ổn định sẽ tác động trực tiếp đến quá trình vận chuyển oxy.
Suy thận gây khó thở, suy giảm chức năng phổi tác động làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu
Thận không khỏe có thực sự nguy hiểm không?
Bệnh thận cảnh báo nguy hiểm của sức khỏe nếu không điều trị kịp thời và đúng lúc sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến cơ thể:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, xương.
- Gây thiếu máu thậm chí phải bổ sung thêm máu cho cơ thể.
- Chân tay phù nề do cơ thể tích trữ nước
- Nhu cầu tình dục giảm
- Mắc bệnh cao huyết áp
- Hệ miễn dịch suy giảm dẫn đến các bệnh nhiễm trùng
- Lượng kali trong máu cao - một trong dấu hiệu thận có vấn đề thậm khí gây tử vong.
- Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh
- Với phụ nữ đang mang thai, suy thận có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cách phòng ngừa bệnh thận hiệu quả dành cho mọi lứa tuổi
Cải thiện chế độ ăn
Phòng ngừa bệnh thận bằng thực đơn ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để bảo vệ thận của mình, cần hạn chế một số loại thực phẩm nhưng vẫn cần lưu ý về vấn đề dinh dưỡng để cơ thể không bị thiếu hụt bất cứ dưỡng chất nào.
Chế độ ăn sẽ phụ thuộc phần nhiều vào mức độ bệnh ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của thận mạn tính. Lúc này bệnh nhân nên ăn ít muối bởi khi bị thận cơ thể sẽ mất khả năng cân bằng natri - nước do đó khi hạn chế đồ ăn nhiều muối sẽ làm huyết áp giảm và giảm ứ đọng chất lỏng trong cơ thể. Nên dung nạp nhiều thực phẩm tươi, ưu tiên món ăn tự chế biến tránh ăn đồ ăn đóng gói, đóng hộp và chế biến sẵn vì hàm lượng natri cao.
Bên cạnh đó, dựa trên tình trạng bệnh bạn có thể tự điều chỉnh lượng phốt pho, kali, protein ra khỏi thực đơn ăn hàng ngày, trong đó:
- Phốt pho dưỡng chất giúp xương thêm chắc khỏe, tuy nhiên thận không thể lọc lượng chất vì thế khi cung cấp quá nhiều phốt pho vào cơ thể sẽ gây yếu xương, hỏng mạch máu, ảnh hưởng tim. Loại chất này chứa nhiều trong thịt, bánh mì làm từ ngũ cốc, quả hạch, đậu, sữa, nước ngọt có ga….
- Bổ sung lượng kali vừa đủ sẽ giúp hệ thống thần kinh, cơ bắp hoạt động ổn định hơn. Mặc dù vậy nhưng với trường hợp đang mắc bệnh thận mạn tính, khi nạp quá nhiều kali sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ máu từ đó gây ra bệnh nghiêm trọng về tim mạch. Người bệnh có thể lựa chọn táo, cà rốt, bánh mì trắng và hạn chế ăn cà chua, cam, khoai tây, bánh mì nguyên cám ngoài ra người bệnh có thể sẽ được kê toa thuốc phù hợp để nhanh chóng loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Không nên ăn quá nhiều protein vì nếu hàm lượng protein vượt mức cho phép sẽ khiến thận phải làm việc liên tục từ đó khiến bệnh trở nặng hơn. Cũng không phải vì thế mà bạn loại bỏ hoàn loại hợp chất này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày mà vẫn nên bổ sung với liều lượng hợp lý.
Cân bằng dinh dưỡng, điều chỉnh thực đơn ăn uống là cách tốt nhất để cải thiện bệnh thận
> Top 10 Cây thuốc quý cho đàn ông ai cũng kiếm tìm
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Ngoài chế độ ăn thì chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và cải thiện sức khỏe của thận:
- Duy trì thói quen chơi thể thao, tập các bài tập vận động phù hợp với thể trạng của bản thân tối thiểu là 30 phút hoặc nhiều hơn.
- Giữ cân nặng ổn định không để cơ thể tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh.
- Để cơ thể khỏe mạnh, trí óc minh mẫn nên nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng mỗi ngày, cân bằng giữa công việc và thời gian thư giãn.
- Không hút thuốc để bảo vệ sức khỏe chính mình và mọi người bên cạnh.
- Liên tục theo dõi huyết áp và duy trì chỉ số ở mức độ an toàn đồng thời kiểm soát cholesterol, đường acid uric trong máu.
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh kịp thời trước khi bệnh quá nặng.
Thông qua 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe như trên mong rằng bạn đọc sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe của mình cũng như người thân, bạn bè xung quanh. Nếu thấy cơ thể xuất hiện một trong các dấu hiệu trên nên đến cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám xét nghiệm để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Uống rượu ba kích có tác dụng gì khiến quý ông nào cũng săn đón